Tuesday, October 20, 2015

Cách làm socola từ bột cacao

Nguyên liệu làm socola từ bột cacao:

150 ml (2/3 cup) sữa
220g(khoảng 2 cup) bột cacao
160g (khoảng ¾ cup) bơ lạt
230 ml ( 1 cup ) nước
120g (1/2 cup) đường – dùng đường bột sẽ tốt hơn

Cách làm socola từ bột cacao:

Bước 1:
Bỏ bột cacao và bơ vào máy xay ( cắt bơ thành từng miếng nhỏ sẽ dễ làm hơn), xay nhuyễn
cach-lam-socola-tu-bot-cacao-don-gian-nhat-3
Bước 2:
Đổ 230 ml nước vào nồi rồi cho phần hỗn hợp vừa trộn vào, bật bếp. Để hỗn hợp nóng nhưng các bạn nhớ lưu ý là không được để hỗn hợp sôi nhé.
Đổ hỗn hỗn ra bát, thêm 150 ml ( khoảng 2/3 cup) sữa, đường ngay khi hỗn hợp vẫn còn nóng.
Trộn đều hỗn hợp hoặc cho vào máy xay để quá trình diễn ra nhanh hơn mà không tốn sức.
Trộn đến khi hỗn hợp mịn và không còn những cục lợn cợn.
cach-lam-socola-tu-bot-cacao-don-gian-nhat-4
Bước 3:
Đổ hỗn hợp vào những khuôn tùy thích. Bỏ hỗn hợp vào tủ lạnh vài tiếng.
Cùng xem thành phẩm nào!
cach-lam-socola-tu-bot-cacao-don-gian-nhat-6

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM3:23 AM

Bột Cacao_ Cacao Bromo

Filled under:

Công dụng: Sử dụng nhiều trong bánh kẹo, sản xuất socola, milo...
Made in: Indonesia
Đóng gói: 25kg/bao
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất
Liên hệ: 0909 989 160 _0909 01 7337
 

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM3:14 AM

Thursday, October 15, 2015

MÀU AMARANTH

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 989 160

 

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:25 PM

Wednesday, October 14, 2015

MÀU PEA GREEN

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 989 160

 

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:37 AM

MÀU CARMOISINE

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 989 160 



Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:34 AM

MÀU BROWN HT

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 989 160
 
 


Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:29 AM

MÀU ALURA RED

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 989 160

 

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:25 AM

MÀU SUNSET YELLOW SDR

Filled under:

Công dụng:
Tạo màu cho các loại thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, bia, kem…), mỹ phẩm, dược phẩm.
Quy cách: 10/25kg/thùng
Xuất xứ: Ấn Độ
Liên hệ: 0909 898 160


 

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM5:22 AM

Monday, October 12, 2015

Diễn biến lạm phát_phân tích nguyên nhân, thành tựu

Filled under:



Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM7:40 PM

Hướng dẫn làm bánh kem 7 màu




Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM1:16 AM

Thursday, October 8, 2015

Những điều cần biết về phụ gia thực phẩm

Filled under:

Các loại phụ gia thực phẩm những tác dụng tích cực và nguy hại đến sức khỏe con người... là một số thông tin cần thiết với người nội trợ.
phụ gia thực phẩm là gì?
Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm giúp tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng
- Phụ gia thực phẩm là một chất có hay không có giá trị dinh dưỡng, không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm là một chất chủ ý bổ sung vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó.
- Phụ gia thực phẩm tồn tại trong thực phẩm với một giới hạn tối đa cho phép đã được quy định.
Các loại phụ gia thực phẩm thường dùng:
1. Chất điều chỉnh độ acid
2. Chất điều vị
3. Chất ổn định
4. Chất bảo quản
5. Chất chống đông vón
6. Chất chống oxy hóa
7. Chất chống tạo bọt
8. Chất độn
9. Chất ngọt tổng hợp
10. Chế phẩm tinh bột
11. Enzym
12. Chất khí đẩy
13. Chất làm bóng
14. Chất làm dày
15. Chất làm ẩm
16. Chất làm rắn chắc
17. Chất nhũ hóa
18. Phẩm màu
19. Chất tạo bọt
20. Chất tạo phức kim loại
21. Chất tạo xốp
22. Chất xử lý bột
23. Hương liệu
Các tác dụng tích cực của phụ gia thực phẩm
Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm có tác dụng tích cực:
1. Tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
2. Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng.
3. Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường.
4. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
Những nguy hại của phụ gia thực phẩm
Nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe:
1. Gây ngộ độc cấp tính: Nếu dùng quá liều cho phép.
2. Gây ngộ độc mạn tính: Dù dùng liều lượng nhỏ, thường xuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài.
Thí dụ: Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3% còn 15% được tích luỹ trong các mô mỡ, mô thần kinh, dần dần tác hại đến nguyên sinh chất và đồng hóa các aminoit, gây ra một hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút.
3. Nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, quái thai, nhất là các chất phụ gia tổng hợp.
4. Nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: phá huỷ các chất dinh dưỡng, vitamin...
Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các phụ gia thực phẩm trong “danh mục” và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục trong sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải thực hiện theo “Quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế”.
3. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phải bảo đảm:
- Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép.
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia.
- Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.
4. Các chất phụ gia thực phẩm trong "Danh mục lưu thông trên thị trường" phải có nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định.
5. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: Trước khi sử dụng một phụ gia thực phẩm cần chú ý xem xét:
- Chất phụ gia có nằm trong “Danh mục” hay không?
- Chất phụ gia có được sử dụng với loại thực phẩm mà cơ sở định sử dụng hay không?
- Giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó đối với thực phẩm là bao nhiêu? (mg/kg hoặc mg/lít)
- Phụ gia đó có phải dùng cho thực phẩm hay không? Có bảo đảm các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn, bao gói, ghi nhãn theo quy định hiện hành không?
Theo Giáo dục và thời đại

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM10:37 AM

CÔNG TY THỰC PHẨM XANH P&H

Filled under:


Cty chuyên nhập khẩu HÓA CHẤT - PHỤ GIA - HƯƠNG LIỆU THỰC PHẨM
Công ty TNHH THỰC PHẨM XANH P&H xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe, phát triển và thịnh vượng!
Công ty TNHH THỰC PHẨM XANH P&H – nhà cung cấp nguyên liệu, phụ gia hóa chất thực phẩm - Với tiêu chí “nhanh chóng, ổn định và hiệu quả” chúng tôi luôn cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm hóa chất tốt nhất, giá cả hợp lý nhất.
Để mang lại sự hiệu quả cũng như nhu cầu đáp ứng cho Quý khách hàng.
Công ty TNHH THỰC PHẨM XANH P&H đã và đang đa dạng hoá các sản phẩm và liên tục phát triển thêm các sản phẩm mới cùng với các mặt hàng được uỷ nhiệm từ phía các đối tác, tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực phụ gia hoá chất thực phẩm từ thị trường các nước như: USA, GERMANY, JAPAN, INDIA, KOREA, CHINA …và được nhập khẩu trực tiếp theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như thông qua các cơ quan kiểm tra đo lường chất lượng trong nước, sẽ mang đến cho Quý khách hàng sự an tâm và hiệu qủa nhất.
Hiện nay, công ty chúng tôi hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm như:
Từ nỗ lực vươn lên của chính mình và sự tín nhiệm từ Quý khách hàng đã giúp
Công ty TNHH THỰC PHẨM XANH P&H trở thành một trong những đơn vị uy tín và vững mạnh.
Công ty TNHH THỰC PHẨM XANH P&H xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã tín nhiệm các sản phẩm của chúng tôi trong thời gian qua.
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm và báo giá, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng kính chào!

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM9:15 AM

Wednesday, October 7, 2015

Đường vành đai 3 Hà Nội tê liệt hơn 2 giờ

Filled under:

Trong giờ cao điểm sáng 8/10, đường vành đai 3 Hà Nội bị tắc kéo dài khoảng 3 km, nhiều tài xế bỏ ra ngoài tán gẫu, hay đi mua đồ ăn sáng.

Đúng giờ cao điểm sáng 8/10, trời mưa rào. Tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), do phương tiện không tuân thủ tín hiệu đèn và hiệu lệnh của cảnh sát dẫn đến ùn tắc. Ảnh: Cường Celano
Việc ùn ứ ở nút ngã tư Nguyễn Trãi kéo theo ùn tắc trên đường Nguyễn Xiển (Vành đai 3). Dòng phương tiện nối đuôi nhau kéo dài vài km.
Ôtô dàn hàng 4, không còn lối cho xe máy.
Phần lớn xe máy phải lưu thông trên vỉa hè. Đến 9h20, tuyến đường này vẫn ùn ứ.
Tắc đường suốt 2 giờ khiến nhiều tài xế sốt ruột, rủ nhau rời khỏi xe ra ngoài tán gẫu.
Anh Hùng ở Bát Tràng (Gia Lâm) phải chôn chân ở lối dẫn lên cầu hơn một giờ. Do quá đói nên anh đã để xe, chạy đi mua xôi. "Chạy vài trăm mét, lách mãi mới sang được vỉa hè bên kia mua nắm xôi", anh Hùng nói.
Ùn tắc kéo dài cũng đã khiến việc tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của các cụ cao niên ở Ứng Hòa (Hà Nội) bị muộn hơn một giờ. Nhiều cụ tỏ ra mệt mỏi đã yêu cầu tài xế mở cửa để xuống dưới đứng cho thoáng.
Trên đường Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, đến 9h30 sáng vẫn ùn ứ kéo dài tới bùng binh Big C. Nhiều người đi xe máy cả lên thảm cỏ bên dưới đường vành đai 3.
Theo một số cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Trãi, ùn tắc phần nhiều do ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ, mạnh ai người nấy đi, thậm chí đường đang tắc vẫn cố luồn lách qua đầu xe để vượt qua bằng được.
Hơn nữa, cũng theo một số cảnh sát, việc ôtô đi lấn làn, chiếm hết làn của xe máy, khiến xe máy phải đi trên vỉa hè, thậm chí không còn chỗ để lách cũng khiến giao thông trở nên hỗn loạn.
Theo Phương Sơn_Báo Vnexpress

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM11:24 PM

Kẻ được - người mất trong TPP

Filled under:

12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất thỏa thuận sau 5 năm đàm phán. Các nước TPP có tổng GDP chiếm 40% toàn cầu. Và khi hiệp định này được thực thi, kinh tế thế giới sẽ được bổ sung gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Nhà Trắng ước tính TPP sẽ xóa bỏ 18.000 loại thuế nhập khẩu cho các sản phẩm nước này, đồng thời cho phép mọi nhà sản xuất, từ Việt Nam đến New Zealand dễ dàng tiếp cận hàng loạt thị trường tại khu vực Thái Bình Dương. 
Trên CNBC, Deborah Elms – Giám đốc Asia Trade Centre cho biết: "Người chiến thắng lớn nhất là Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ đổ tới nước này. Thứ hai có thể là Malaysia và thứ ba là Nhật Bản". Trong một báo cáo gần đây, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cũng có nhận xét tương tự, do Việt Nam sẽ có quyền tự do thâm nhập thị trường Mỹ với các sản phẩm dệt may và giày dép. Đây là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với mức thuế vào Mỹ hiện trong ngưỡng 17-32%.   
TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện tại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sẽ tăng mạnh, đổ về quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất TPP này.
ke-duoc-nguoi-mat-trong-tpp
Công nhân trong một nhà máy may ở Bình Dương. Ảnh: Bloomberg
PIIE cũng dự báo Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất, tính theo phần trăm, với lần lượt 13,6% và 31,7%. Eurasia Group cũng có chung quan điểm này, khi cho rằng TPP có thể đẩy GDP Việt Nam lên thêm 11% cho đến năm 2025, với xuất khẩu tăng 28% trong thời kỳ này, khi các công ty nước ngoài đổ đến đây để tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ.
Các ngành được hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, thủy hải sản, do thuế nhập khẩu được giảm bớt. Tuy nhiên, giảm thuế nhập khẩu thuốc từ mức 2,5% hiện tại sẽ khiến cạnh tranh giữa các hãng dược phẩm trong nước và nước ngoài càng gay gắt. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ tăng cũng khiến các công ty Việt Nam bị hạn chế tiếp cận và sản xuất thuốc mới.
Malaysia chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Mỹ, Canada hay Mexico. Vì thế, họ cũng sẽ là đối tượng hưởng lợi chính từ TPP. "TPP sẽ giúp các hãng xuất khẩu Malaysia có cơ hội tiếp cận toàn bộ thị trường Bắc Mỹ, và sẽ tăng tính hấp dẫn của Malaysia trong vai trò trung tâm nhận đầu tư từ Bắc Mỹ", Rajiv Biswas - Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IHS cho biết.
Các ngành được lợi nhiều nhất là điện tử, hóa phẩm, dầu cọ và xuất khẩu cao su. Malaysia hiện là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và là một trong những nước trồng cao su lớn nhất toàn cầu. Dù vậy, các công ty quốc doanh nước này có thể phải chịu trận với các điều khoản công bằng về hoạt động cung cấp hàng cho Chính phủ.
Với Nhật Bản, ngành hưởng lợi lớn nhất là ôtô, khi được quyền tiếp cận Mỹ - thị trường xuất khẩu ô tô lớn nhất cho nước này - với mức thuế rẻ hơn. Việc TPP mở cửa thị trường dịch vụ của tất cả các nước thành viên với nhau cũng sẽ đem lại lợi thế lớn cho họ. Do lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản tương đối kém cạnh tranh, họ sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển. Các ngành sẽ được hưởng lợi là logistics, lưu kho, phân phối, du lịch, thực phẩm – đồ uống. Hơn nữa, tác động cộng hưởng của cả TPP và một FTA khác với Liên minh châu Âu (EU) có thể nâng đáng kể tốc độ tăng trưởng trong dài hạn cho Nhật Bản, Biswas cho biết.
Nhưng mặt khác, nông nghiệp Nhật sẽ chịu ảnh hưởng mạnh khi Chính phủ phải dỡ bỏ một số biện pháp bảo hộ thị trường gạo, giảm thuế nhập khẩu thịt bò từ 38,5% xuống 9% trong vòng 16 năm, đồng thời thuế nhập khẩu thịt lợn cũng bị hạ thấp.
Với Australia, thỏa thuận sẽ giúp gỡ bỏ 9 tỷ đôla Australia thuế nhập khẩu cho nước này, Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết. Cơ hội tiếp cận thị trường đường tại Mỹ, thịt gia súc tại Nhật Bản và nhiều thị trường khác như thủy sản, ngũ cốc, gạo cũng sẽ rộng mở. Các công ty dược phẩm nước này sẽ rất hứng khởi khi thời hạn bảo hộ dược phẩm đã bị hạ xuống tối thiểu là 5 năm, thay vì 12 năm như Mỹ yêu cầu trước đây. Việc này có thể khiến giá thuốc rẻ hơn và cạnh tranh hơn.
Còn tại New Zealand, TPP sẽ giúp họ tiết kiệm 168 triệu USD tiền thuế mỗi năm, Bộ trưởng Thương mại - Tim Groser cho biết. Ngành sữa được hưởng lợi lớn nhất với khoản tiết kiệm gần 67 triệu USD thuế, nhờ quyền tiếp cận các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico. Những mặt hàng xuất khẩu khác như thịt bò, hoa quả, hải sản, rượu và thịt cừu cũng sẽ được hưởng lợi.
Trái lại, những nước không tham gia TPP sẽ cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực khi nằm ngoài hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này. "Tác động của việc chuyển hướng thương mại sẽ rơi chủ yếu vào Trung Quốc", PIEE cho biết. Xuất khẩu nước này sẽ giảm 1,2%. Xuất khẩu Trung Quốc có thể mất thị phần tại Mỹ và Nhật Bản vào tay các nước đang phát triển khác như Việt Nam, Fielding Chen - nhà kinh tế học tạiBloomberg cho biết.
Bên cạnh đó, vì Việt Nam hưởng lợi từ khả năng tiếp cận thị trường Bắc Mỹ, các nước xuất khẩu dệt may và trang phục khác có thể sẽ chịu tác động. "Bangladesh, Cambodia, Pakistan và Sri Lanka sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc chuyển hướng thương mại và đầu tư trong dệt may và da giày sang các thành viên TPP", Biswas dự báo.
Ấn Độ cũng có thể gánh hậu quả. Vì "Trong khi New Delhi có lĩnh vực xuất khẩu tương đối đa dạng, dệt may và trang phục vẫn đóng góp tới 13% tổng xuất khẩu của nước này trong tài khóa 2014", Biswas cho biết.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ không chịu ảnh hưởng lớn. Do khối này đã có rất nhiều FTA với các nền kinh tế châu Á và hiện đang đàm phán một FTA với Mỹ.
Hà Thu_Báo Vnexpress

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM7:06 PM

10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP

 Là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và quốc tế, TPP mang những đặc điểm mà chưa một hiệp định nào từng có trước đây.
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển của Trung Quốc. 
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì. Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhưng TPP thì khác. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Với hiệp định này, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang Chính phủ quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt không chỉ có toàn quyền bắt Chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn cả những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.
10 kiến thức căn bản về hiệp định TPP
Các thành viên tham gia đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan Chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.
Theo news.zing.vn

Posted By NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM1:03 AM